Hỏi đáp: Hỏi về chụp x-quang khung xương chậu khi mang thai

Câu hỏi

Kính chào Bác sỹ!Tôi mang thai được 36 tuần và đợt đi khám thai mới đây, Bác sỹ đã yêu cầu tôi đi chụp X-quang đo xương chậu để kiểm tra xem tôi có sinh thường được không. Tôi đã làm theo yêu cầu Bác sỹ nhưng cảm thấy lo lắng vì không biết việc sử dụng tia X chiếu thẳng vào bụng có ảnh hưởng gì đến thai nhi không(trong lúc chụp tôi không được che chắn vùng bụng và tia X chiếu thẳng vào bụng của tôi)Tôi có chiều cao trung bình, khoảng 1.56-1.57m, hơi gầy (trước khi có thai cân nặng khoảng 39kg, hiện giờ tăng lên 50kg nhưng cơ thể vẫn không tăng mà chỉ tập trung vào phát triển vùng bụng, ngực, mông). Xin hỏi Bác sỹ với tầm vóc như vậy có cần phải chụp X-quang để đo khung xương chậu không (theo kết quả siêu âm gần nhất, trọng lượng thai nhi là 3.1kg, sai số 10%)Rất mong sớm nhận được câu trả lời giải đáp của Bác sỹ.Chân thành cảm ơn!

Trả lời

Chào bạn,

Kích quang chậu thường được chỉ định trong những trường hợp bác sĩ muốn đánh giá xem thai phụ có thể sinh bé ngã âm đạo được hay không.

Những chỉ định thông thường: 

  • Ước tính cân nặng thai nhi to (con so > 3500g),
  •  

  • Con so ngôi mông.
  •  

  • Thai thuận + Sẹo mổ lấy thai cũ không phải do khung chậu hẹp hay giới hạn.
  •  

  • Khám trên lâm sàng nghi ngờ khung chậu hẹp hay giới hạn.

Thời điểm cho chụp thường là thai 38 tuần.

Thông thường thai phụ có chiều cao < 150cm hoặc mông nhỏ thường khung chậu sẽ hẹp hoặc giới hạn và khó sinh ngã âm đạo. Người xưa thường chọn nàng dâu qua cách quan sát chiều cao và mông người phụ nữ.

Bạn cao 156 – 157cm là bình thường nhưng nhưng cân nặng khá thấp (thuộc loại gầy) có thể mông bạn nhỏ và bác sĩ nghi ngờ khung chậu bạn hẹp hoặc giới hạn.

Tia X là 1 dạng bức xạ không nhìn thấy được bằng mắt thường. Tia X được dùng trong chẩn đoán (chụp X quang) các bệnh lý về xương, phổi, và các cơ quan khác. Tia X có thể kèm với nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp cho thai nhi, tuy nhiên nguy cơ này rất nhỏ. Thai nhi bị ảnh hưởng khi nhiễm liều bức xạ > 5 rad. Trong y khoa khi dùng tia X để  chẩn đoán, liều bức xạ được dùng rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với liều gây hại cho thai. Theo Viện nghiên cứu hạt nhân Canada cho thấy liều bức xạ dùng trong chẩn đoán y khoa hầu như không gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, việc chỉ định chụp X quang cũng hạn chế đối với thai phụ, chỉ sử dụng khi cần thiết mà thôi. Trường hợp của chị không nên quá lo lắng vì chụp X khung chậu trên thai 36 tuần hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.

TS. BS. Lê Thị Thu Hà
Kha Khám bệnh – Bệnh viện Từ Dũ

 

Nguồn: https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-mang-thai/hoi-ve-chup-xquang-khung-xuong-chau-khi-mang-thai/

Hỏi đáp: Hỏi về chụp x-quang khung xương chậu khi mang thai
4.7 trên tổng số 21044 đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *