Hỏi đáp: Siêu âm & tầm soát bệnh trước khi sinh

Câu hỏi

Xin chào Bác sĩ,Vợ tôi mới có thai lần đầu nên tôi có vài thắc mắc sau:1)  Siêu âm để biết có thai bằng đường Âm đạo hay Bụng ? Vì tôi nghe: siêu âm (3 tháng đầu) qua Âm đạo dễ gây sẩy thai.2)  Vợ tôi có thai được 7 tuần ( siêu âm 09/4/2011 ), thỉnh thoảng hay ho, tháng 10/2010 đã chích ngừa Rubella. Đi khám bệnh ở Hoàn Hảo chỉ cho thuốc bổ Vitamin E 400 và Utrogestan 100mg để dưỡng thai. Có cần uống thêm thuốc bổ sung Sắt & Axit folic không? Loại nào?3)  Tôi định khi thai khoảng 3-3,5 tháng sẽ đến bv Từ Dũ khám và làm các xét nghiệm tầm soát bệnh. Xin bác sĩ hướng dẫn lịch khám thai tốt nhất.Chân thành cảm ơn !

Trả lời

Chào bạn Minh Nghĩa

Rất hoan nghênh bạn với sự quan tâm đến vợ và bé. Trong những tuần đầu thai kỳ siêu âm bằng đầu dò âm đạo sẽ quan sát rõ hơn tình trạng thai nhi. Với siêu âm đầu dò âm đạo, bạn không phải lo về nguy cơ sẩy thai cũng như những ảnh huởng khác trên thai nhi.

Việc bổ sung Sắt & Axit folic trong thai kỳ là rất cần thiết. Các loại thuốc chứa các chất này hiện nay trên thị trường khá nhiều như: Obimin, Ferrovit, Sangobion, Odiron, Mamanatal,… bạn nên  dùng thuốc theo sự chỉ định bác sĩ.
Lịch khám thai tại bv Từ Dũ hiện nay như sau :

Lần đầu tiên sau trễ kinh 02 tuần: xác định có thai hay không, vị trí thai cũng như tình trạng thai. Khi có tim thai sẽ xét nghiệm đánh giá sức khỏe tổng quát mẹ.

Khám lại vào các thời điểm:

     

  • 11 tuần – 13 tuần 06 ngày: siêu âm đo độ mờ gáy và xét nghiệm sàng lọc hội chứng Down giai đoạn sớm.
  •    

  • Sau đó khám mỗi tháng 01 lần đến thai 32 tuần.
  •    

  • Từ 32 tuần – 35 tuần khám mỗi 02 tuần 01 lần.
  •    

  • Từ 36 tuần trở lên khám mỗi tuần 01 lần cho đến khi sanh. 

Một số lưu ý :
Từ 20 – 24 tuần: được siêu âm hình thái học thai nhi.

Từ 24-28 tuần: đuợc xét nghiệm dung nạp đường đối với những thai phụ nguy cơ cao như béo phì, tăng cân nhanh, tiền căn trực hệ đái tháo đường, tiền căn sanh con to trên 4000 gram, tiền căn thai lưu lớn không rõ nguyên nhân.

Bất kỳ tuổi thai nào nếu có dấu hiệu bất thuờng như đau bụng, ra huyết là cần phải khám ngay.

Chúc gia đình bạn luôn hạnh phúc.

Thân ái chào bạn.

TS. BS Lê Thị Thu Hà
Khoa Sản A – Bệnh viện Từ Dũ

Nguồn: https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-mang-thai/sieu-am-tam-soat-benh-truoc-khi-sinh/

Hỏi đáp: Siêu âm & tầm soát bệnh trước khi sinh
4.3 trên tổng số 20982 đánh giá

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *