Câu hỏi
Chào Bác sỹ, Em năm nay 28 tuổi, đẫ lấy chồng được 1 năm. Nhưng vẫn chưa có con mặc dù vợ chồng em không sử dụng bất kỳ một biện pháp tránh thai nào. Chu kỳ kinh của em cũng bình thường 29-32 ngày. Chu kỳ ngắn nhất là 29 ngày và dài nhất 36 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt gần nhất bắt đầu vào ngày 27/6 và kết thúc này 1/7. Trông tháng vợ chồng em vẫn sinh hoạt bình thường. Tới ngày 13/8 (trễ kinh 15 ngày), em thử que 2 lần đều 1 vạch, đi khám siêu âm Bác sỹ thông báo không có thai. Tư thế siêu âm tử cung ngã trước, DAP: 41, buồng trứng trái: Bình thường , buồng trứng phải: có nhiều nang nhỏ, nội mạc: 8mm. vì em cũng muốn có con nên Bác sỹ cho xét nghiệm một số chỉ tiêu trước thai sản: Progesterone thấp (< 1.0 nmol/l), xét nghiệm dịch âm đaọ: dương tính với nấm Candida Albicans. Một tuần sau (20/8) em vẫn chưa có kinh, test que thử 1 vạch, đi tái khám lại. Kết quả siêu âm Bác sỹ thông báo không có thai. Tư thế siêu âm tử cung ngã trước, DAP: 38, buồng trứng trái: Bình thường , buồng trứng phải: có nhiều nang nhỏ, nội mạc mỏng: 6mm. Bác sỹ cho soi cổ tử cung và làm xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung (HPV). Soi cổ tử cung cho kết quả: viêm kênh cổ tự cung, bác sỹ cho đặt thước 2 ngày và 3 ngày uống thuốc trị nấm. Tầm soát ung thư cổ tử cung (HPV): âm tính. Vì đang điều trị nấm nên từ ngày tái khám 20/8, vợ chồng em không quan hệ. Em vẫn chưa có kinh, test que thử 1 vạch, ngày 8/9 em quay lại tái khám. Kết quả siêu âm: Tư thế siêu âm tử cung ngã trước, DAP: 41, nôi mạc: 18mm, niêm mạc tử cung đẹp hình hạt cafe. Cho đi xét nghiệm Nồng độ hCG trong máu âm tính. Hiện giờ em vẫn chưa có kinh đã 2 tháng ròi em rất lo lắng. Em có bị sao không ạ? Nhờ Bác sỹ tư vấn giúp em?
Trả lời
Chào bạn,
Trường hợp của bạn chu kì kinh nguyệt không đều do buồng trứng của bạn ít phóng noãn.
Nếu mục đích của bạn chỉ là kinh nguyệt đều, bạn có thể sử dụng thuốc ngừa thai để cải thiện chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng thuốc ngừa thai: chu kì kinh nguyệt của bạn sẽ đều nhưng sẽ không có thai trong thời gian sử dụng thuốc.
Nếu mục tiêu của bạn là có con, vợ chồng bạn nên khám tại khoa HIếm muộn để được chẩn đoán và điều trị cho có con.
Thân ái,
BS. CKI Đặng Ngọc Khánh
K. Hiếm muộn
Nguồn: https://tudu.com.vn/vn/hiem-muon–vo-sinh/tre-kinh-2-thang-nhung-thu-thai-am-tinh/