Câu hỏi
Em sinh em bé tới nay được 2 tháng. Khi được tháng 20ngày em có ăn ốc luộc và có người hàng xóm qua chơi nói em còn trong cữ mà dám ăn ốc thế không sợ bị hậu sản ah. Vậy theo bác sĩ cho em biết điều người hàng xóm đó nói có đúng hay không. Và bị hậu sản là sao, dấu hiệu như thế nào thưa bác sĩ.Em bé của em bị nghẹt mũi nặng và em có nhỏ nước muối sinh lý thường xuyên nhưng không bớt, khi bé được 1tháng em đã cho bé đi hút mũi. Vậy có ảnh hưởng gì tới sức khoẻ của bé không ạ. Cũng quãng thời gian này tới giờ bé bỏ bú mẹ, em đã thử để cho bé thật đói rồi cho bú mẹ nhưng bé vẫn không bú nếu ép bé bú thì bé khóc nên hàng ngày em phải vắt sữa cho vào bình bú để cháu bú, và cho bé ăn thêm sữa công thức do em ít sữa. Có cách nào để giúp bé bú mẹ trở lại không thưa bác sĩ.Trân trọng cảm ơn bác sĩ!
Trả lời
Chào bạn,
Bạn thử dùng dung dịch vệ sinh mũi (nước biển sâu) để xịt cho bé mỗi ngày từ 3-6 lần, không dùng phấn rôm. Nếu sau 3 ngày mà không khỏi, bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa Tai mũi họng. Khi đi khám bệnh, bạn lưu ý đừng “áp đặt” chẩn đoán cho bác sĩ bằng cách khai cho bác sĩ “chẩn đoán” bệnh của mình (VD: con em bị viêm họng; con em bị khò khè…), nếu bác sĩ đã “oải” sau khi khám trên 50 bệnh nhân (lúc đó mắt đã mờ, tai đã ù) thì sẽ nhanh chóng kê toa thuốc theo chẩn đoán của bạn mà không cần phải khám xét kỹ càng. Bạn chỉ nên mô tả cho bác sĩ những gì bạn thấy (VD: bé phải há miệng mới thở được, em nghe tiếng khụt khịt ở mũi của bé khi bé thở, bé bị ho…).
Có thể ngay từ đầu bạn không biết cách bế bé đúng cách, làm cho bé không thoải mái nên bé từ chối bú mẹ. Bây giờ, bạn nên cố gắng duy trì sữa mẹ bằng cách vắt sữa đều đặn mỗi 2-3 giờ, ít nhiều gì cũng vắt, không “để dành”. Trước khi vắt sữa, bạn chườm khăn ấm, massage vú theo chiều kim đồng hồ, se đầu vú để kích thích sữa xuống. Bạn cũng cần uống mỗi ngày 1 lít sữa, ăn mỗi bữa 3 chén cơm, ăn thịt bò, trứng để tăng lượng sữa mẹ. Bú sữa mẹ vắt ra tuy không có được cái lợi là tăng sự giao tiếp mẹ và con như bú mẹ trực tiếp nhưng vẫn giữ được những lợi ích về dinh dưỡng và miễn dịch cho bé.
Thân mến.
BS. CK1. Nguyễn Thị Từ Anh
Phòng Tổ chức cán bộ – BV Từ Dũ
Nguồn: https://tudu.com.vn/vn/suc-khoe-phu-nu/suc-khoe-sau-sinh-3926/